Chợ Việt xưa nay

Làng nghề ở An Giang làm ra thứ cả làng dùng, bán sang cả Campuchia, Thái Lan, việc luôn tay luôn chân

Clip: Làng nghề bó chổi sậy ở An Giang- điểm tựa cho lao động nông thôn.

Làng nghề bó chổi sậy

Theo người dân ở xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cho biết, nghề bó chổi sậy ở xứ này có từ lâu lắm. Hồi xưa vùng đất Phú Tân này nhiều sậy lắm, nhất là mùa nước nổi, sậy bạt ngàn nên ban đầu bà con cứ lấy bông sậy bó chổi sử dụng trong gia đình, rồi đem đi bán ở các chợ quê. Dần dần theo nhu cầu thị trường, nhiều người dân làm nghề để bán cho đến ngày nay.

Làng nghề bó chổi sậy ở An Giang- điểm tựa cho lao động nông thôn - Ảnh 2.

Làng nghề bó chổi sậy ở An Giang- điểm tựa cho lao động nông thôn. Ảnh: Hồng Cẩm

Tài trợ bởi
Làng nghề ở An Giang làm ra thứ cả làng dùng, bán sang cả Campuchia, Thái Lan, việc luôn tay luôn chân 1

Ông Cao Văn Mức, ấp Bình Thành, xã Phú Bình, đã có hơn 40 năm gắn bó với nghề này chia sẻ: Trước đây, bông cây sậy là nguyên liệu chính để sản xuất chổi, hiện nay do nhu cầu lớn, chổi lại được làm bằng bông của cây đót, nguyên liệu này được nhập về từ các tỉnh miền Trung, không phụ thuộc theo mùa, nguyên liệu rất dồi dào, nên sản xuất quanh năm.

Tài trợ bởi Làng nghề ở An Giang làm ra thứ cả làng dùng, bán sang cả Campuchia, Thái Lan, việc luôn tay luôn chân 2

Theo người dân ở làng nghề này, hiện nay việc bó chổi đã có một số máy móc hỗ trợ như: máy “bắn” ốc vào cán, máy tra cán… nên chổi đảm bảo được độ chắc bền và đẹp hơn. Tuy nhiên, đa số các công đoạn trong việc bó chổi vẫn phải làm thủ công. Một cây chổi dù bằng cán nhựa hay cán trúc đều qua các công đoạn vào lọn, bó, bện, gianh… máy móc hiện đại cũng không thể thay thế sự khéo léo qua đôi bàn tay người thợ.

Tuy nhiên mấy năm dịch Covid-19 bùng phát, đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, hàng làm ra nhưng tiêu thụ rất khó; hiện nay, việc sản xuất đã ổn định trở lại, nhưng tình hình sản xuất vẫn không bằng giai đoạn trước dịch bệnh.

Anh Hồ Thành Thật, cán bộ quản lý làng nghề, xã Phú Bình cho biết: Năm 2006, làng nghề bó chổi bông sậy này được UBND tỉnh An Giang công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Hiện Làng nghề này có khoảng 350 hộ làm, với khoảng gần 1.000 lao động tham gia ở 7 công đoạn của quá trình sản xuất ra cây chổi. Bình quân mỗi tháng, làng nghề này xuất xưởng hơn 200.000 cây chổi.

Làng nghề bó chổi sậy ở An Giang- điểm tựa cho lao động nông thôn - Ảnh 3.

Làng nghề bó chổi sậy có hàng chục năm, hiện đang giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động nông thôn. Ảnh: Hồng Cẩm

Để duy trì làng nghề, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, UBND xã và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Tân luôn tạo điều kiện cho bà con được tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất thấp, phục vụ sản xuất, nhờ đó mà người dân có được việc làm, cuộc sống dần ổn định hơn.

“Không chỉ là sinh kế ổn định cho người dân địa phương, việc bó chổi còn tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao động ở các xã lân cận đến làm gia công. Ngoài ra còn giúp cho hàng trăm công nhân, người lao động bị thất nghiệp từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM… trở về nương tựa, mưu sinh. Nói chung, bà con ở đây nếu ai làm trong làng nghề cũng không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo anh Thật cho biết.

Điểm tựa cho lao động nông thôn

Anh Đào Trung Hiếu, chủ một cơ sản xuất chổi ở xã Phú Bình cho biết, gia đình anh đã gắn bó với Làng nghề bó chổi sậy tại địa phương hàng chục năm qua. Tuy nhiên do tuổi trẻ anh có nhiều ước mơ “thoát ly” khỏi lũy tre làng nên trước đây anh không theo nghề của gia đình mà cùng bạn bè lên Bình Dương làm công nhân.

Làng nghề bó chổi sậy ở An Giang- điểm tựa cho lao động nông thôn - Ảnh 4.

Anh Đào Trung Hiếu, chủ một cơ sản xuất chổi có khoảng 70 nhân công tham gia. Ảnh: Hồng Cẩm

Sống cảnh công nhân nhà thuê xa nhà, vợ sinh nở không người chăm sóc, năm 2019 anh cùng vợ về quê lập nghiệp bằng chính nghề truyền thống – bó chổi sậy. Để mở cơ sở bó chổi, ban đầu anh đã đầu tư số tiền hơn 700 triệu đồng, bằng tiền tiết kiệm và vay mượn thêm.

Với số vốn lớn, anh Hiếu đầu tư mua nguyên liệu, thuê lao động tại địa phương lại cơ sở mình làm và giao nguyên liệu cho những lao động tại nhà. Ban đầu hàng làm ra anh tự chở ghe đi bán ở các chợ gần trong tỉnh, rồi đi các tỉnh, thành trong khu vực. Sau thời gian vừa đi bán hàng, vừa tìm mối bán hàng sỉ anh Hiếu mở rộng quy mô cơ sở sản xuất.

Đến thời điểm này, cả vốn đầu tư ban đầu và vốn để xoay vòng mua nguyên liệu để gia công chổi của cơ sở anh đã lên đến gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở của anh sản xuất, đưa ra thị trường khoảng hơn 3.000 cây chổi. Đặc biệt, anh đã bắt mối đưa sản phẩm chổi sậy ra được thị trường nước ngoài, như Campuchia, Indonesia, Thái Lan.

Anh Hiếu, chia sẻ: “Hiện tại thị trường tiêu thụ chủ yếu của cơ sở là Campuchia, chiếm khoảng 70%; còn 30% chia đều cho thị trường nội địa, Indonesia và Thái Lan. Tùy theo đơn hàng, có thể một tuần là tôi lên 4-5 xe hàng. Hiện với số lượng đơn hàng lớn, cơ sở của anh hiếu sử dụng khoảng 45-50 lao động, vào những đợt cao điểm là những cuối năm và gần Tết của Campuchia, thời điểm này đơn hàng nhiều hơn, công nhân mỗi ngày khoảng khoảng 70 người”.

Làng nghề bó chổi sậy ở An Giang- điểm tựa cho lao động nông thôn - Ảnh 5.

Chị Út Lan, người dân địa phương sống bằng nghề bó chổi cho các cơ sở ở làng nghề. Ảnh: Hồng Cẩm

Chị Út Lan, gần cơ sở của anh Hiếu cho biết: “Lúc trước tôi làm cho một nhà hàng tại tỉnh Bình Dương, từ khi có dịch Covid-19 tôi về quê nghỉ làm cho đến nay. Nhà tôi có 3 người, tôi là lao động chính,nhưng vì mẹ già, con nhỏ nên hàng ngày tôi ra cơ sở Hiếu lấy nguyên liệu về, lúc nào rảnh cả nhà xúm nhau làm, nên thu nhập cũng khá ổn định”.

Còn chị Đoàn Thị Như Ý, công nhân cơ sở của anh Hiếu chia sẻ: “Từ trước giờ tôi ở quê luôn, vì học cấp một rồi đến hết cấp hai là nghỉ; nghỉ xong ở nhà giữ em với mẹ… Trước đây mẹ tôi lãnh nguyên liệu về nhà làm, nhưng khoảng 3 năm nay tôi chính chức làm công nhân cho cơ sở anh Hiếu, mỗi tháng cũng được 5-6 triệu đồng”.

Anh Hiếu, chia sẻ: “Hiện tại thị trường tiêu thụ chủ yếu của cơ sở là Campuchia, chiếm khoảng 70%; còn 30% chia đều cho thị trường nội địa, Indonesia và Thái Lan. Tùy theo đơn hàng, có thể một tuần là tôi lên 4-5 xe hàng. Hiện với số lượng đơn hàng lớn, cơ sở của tôi sử dụng khoảng lao động thười xuyên khoảng 45-50 người, vào những đợt cao điểm cuối năm và gần Tết của Campuchia, đơn hàng nhiều hơn, công nhân mỗi ngày khoảng khoảng 70 người”- anh hiếu chia sẻ.

Chị Út Lan, nhà ở gần cơ sở của anh Hiếu cho biết: “Lúc trước tôi làm cho một nhà hàng tại tỉnh Bình Dương, từ khi có dịch Covid-19 tôi về quê nghỉ làm cho đến nay. Nhà tôi có 3 người, tôi là lao động chính,nhưng vì mẹ già, con nhỏ nên hàng ngày tôi ra cơ sở Hiếu lấy nguyên liệu về, lúc nào rảnh cả nhà xúm nhau làm, nên thu nhập cũng khá ổn định”.

Còn chị Đoàn Thị Như, công nhân tại cơ sở anh Hiếu chia sẻ: “Từ trước giờ tôi ở quê luôn, vì học cấp một rồi đến hết cấp hai là nghỉ; nghỉ xong ở nhà giữ em với mẹ… Khoảng 2-3 năm sau tôi đi công nhân tại cơ sở anh Hiếu, mỗi tháng cũng được 5-6 triệu đồng”…

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025

Theo Báo Dân Việt

Tin liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button